“Xe tải bao nhiêu tấn được phép vào thành phố?” là câu hỏi chung mà các bác tài lái xe tải cũng như các chủ doanh nghiệp khá là quan tâm trong thời điểm hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những khu đô thị lớn nhất ở Việt Nam với số lượng phương tiện giao thông tham gia trên đường khá đông đúc, và thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe vào những khung giờ cao điểm.
Tình trạng kẹt xe vào khung giờ cao điểm xảy ra thường xuyên trong thành phố
Do đó, thành phố phải đặt ra quy định về giờ cấm xe tải để tránh tình trạng ách tắc giao thông. Dưới đây là một vài quy định về giờ cấm xe tải cũng như thông tin về các loại xe tải có thể tham gia lưu thông để các bác tài cùng tham khảo.
Các dòng xe tải hiện có tại Suzuki Sài Gòn Ngôi Sao: Xe tải 500kg , Suzuki Carry Pro 750kg, Suzuki Blind Van,...
XE TẢI BAO NHIÊU TẤN ĐƯỢC PHÉP LƯU THÔNG VÀO THÀNH PHỐ?
Biển báo cấm tải theo khung giờ quy định
1. Xe tải có tải trọng dưới 2,5 tấn hoặc tổng trọng tải dưới 5 tấn (xe tải nhẹ) không được phép lưu thông vào khu vực hạn chế xe tải lưu thông trong buổi sáng từ 6h đến 8h và buổi chiều từ 16h đến 20h.
2. Xe tải có tải trọng trên 2,5 tấn hoặc tổng trọng tải trên 5 tấn (xe tải nặng) không được phép lưu thông vào khu vực hạn chế xe tải lưu thông từ 6h đến 24h (trừ một số tuyến đường hành lang được quy định tại Điều 4.)
3. Xe tải thuộc các ngành Quân đội, Công an, Phòng cháy chữa cháy, Thanh tra giao thông công chính khi đang làm nhiệm vụ, xe bán tải, xe tang không bị ảnh hưởng bởi quy định này.
QUY ĐỊNH CẤM TẢI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh được giới hạn như sau:
- Hướng Bắc và hướng Tây: Quốc lộ 1A (từ ngã tư Thủ Đức đến giao lộ Quốc lộ 1A và đường Nguyễn Văn Linh)
- Hướng Đông: Xa lộ Hà Nội (từ ngã tư Thủ Đức đến nút giao thông Cát Lái) - Liên tỉnh lộ 25B (từ nút giao thông Cát Lái đến giao lộ Liên tỉnh lộ 25B - Vành đai phía Đông).
- Hướng Nam: đường vành đai phía Đông (từ Liên tỉnh lộ 25B đến cầu Phú Mỹ) - cầu Phú Mỹ - đường trên cao (nối từ nút giao thông khu A Nam Sài Gòn tới cầu Phú Mỹ) - đường Nguyễn Văn Linh (từ nút giao thông khu A Nam Sài Gòn đến giao lộ Quốc lộ 1A - Nguyễn Văn Linh).
2. Các loại xe tải được phép lưu thông không hạn chế thời gian trên các tuyến vành đai giới hạn trong thành phố được nêu trên.
Nút giao thông bị cấm tại TP HCM và lộ trình thay thế
CÁC LOẠI XE TẢI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP LƯU THÔNG VÀO THÀNH PHỐ (CẢ NGÀY VÀ ĐÊM)
1. Xe phục vụ cho việc sửa chữa, xây dựng công trình điện của Công ty Điện lực thành phố, các doanh nghiệp có chức năng truyền tải, phân phối điện năng.
2. Xe phục vụ cho việc ứng cứu thông tin, xây dựng các công trình của Bưu điện thành phố, sữa chữa các công trình thông tin liên lạc của các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh viễn thông và mạng thông tin trên địa bàn thành phố. Xe vận chuyển phát hành thư, báo, bưu phẩm, bưu kiện chuyên ngành bưu điện.
3. Xe phục vụ cho việc sửa chữa chiếu sáng công cộng, sửa chữa cầu đường khẩn cấp, cấp thoát nước, chăm sóc công viên cây xanh, xe ép rác.
4. Xe tải nhẹ chở hàng, chuyển phát nhanh của các doanh nghiệp như: chở bưu phẩm, bưu kiện được Sở (Bộ) Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép; hàng phục vụ xuất nhập khẩu (con giống, cây giống, cá kiểng hoa tươi và thực phẩm như thịt, thủy hải sản … ).
5. Xe tải nhẹ chuyên dùng chở tiền, vàng bạc đá quý của các doanh nghiệp
6. Xe tải nhẹ của doanh nghiệp có chức năng vận chuyển suất ăn công nghiệp, thực phẩm tươi sống (thịt, thủy hải sản).
7. Xe của các ngành phục vụ kiểm tra an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng phục vụ phòng chống dịch bệnh, bệnh viện, trung tâm y tế.
8. Xe tải nhẹ phục vụ ngành đường sắt, hàng không.
9. Xe vận tải chở dụng cụ, thiết bị phục vụ các dịp lễ, Tết và lễ hội lớn của thành phố.
CÁC LOẠI XE TẢI NẶNG, XE CHUYÊN DÙNG ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP LƯU THÔNG VÀO THÀNH PHỐ TỪ 9H ĐẾN 16H
Dưới chân cầu Bình Điền (huyện Bình Chánh) là biển cấm xe tải trọng 5 tấn lưu thông vào khung giờ quy định
1. Xe chở các loại vật tư, thiết bị thi công các công trình trọng điểm và không gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông.
2. Xe đông lạnh, chở hàng thủy sản phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu; xe chở kem, xe chở hoa tươi, trái cây.
3. Xe chở phục vụ bệnh viện, trường học, cây giống, con giống vắc-xin, thực phẩm tươi sống.
4. Xe chở hàng phục vụ ngành hàng không, đường sắt, các bếp ăn tập thể, các cơ sở kinh doanh ăn uống.
5. Xe chở chất thải nguy hại.
6. Xe phục vụ cho việc di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
7. Xe tải vận tải chuyển chở hàng hóa cho các doanh nghiệp nằm gần tuyến vành đai để phục vụ sản xuất kinh doanh không ảnh hưởng đến tình hình kẹt xe nội thị.
8. Xe chở nước sạch.
9. Xe tải ben chở rác, xe chở rác thùng kín.
10. Xe của doanh nghiệp có chức năng cứu hộ cứu nạn giao thông.
11. Xe tải của các cơ quan, đoàn thể chở dụng cụ, thiết bị phục vụ các dịp lễ Tết, hội diễn văn hóa nghệ thuật tại thành phố; xe tải chở đạo cụ các đoàn múa Lân Sư Rồng phục vụ Tết Nguyên đán hàng năm.
QUY ĐINH CẤM TẢI – BIỂN BÁO NHIỀU TÀI XẾ HAY HIỂU SAI
Với khối lượng cụ thể 2,5 tấn ghi trên biển báo, khá nhiều bác tài không phân biệt được con số này chỉ trọng lượng của xe hay của hàng hóa.
Quy chuẩn mới 41/2016, ý nghĩa hai biển này như sau:
Biển P.106a có ý nghĩa cấm tất cả các loại xe tải và cả máy kéo,… (trừ xe ưu tiên) có khối lượng chuyên chở từ 1,5 tấn trở lên. Khối lượng chuyên chở bao gồm khối lượng của tất cả hàng hóa, người, đồ vật trên xe, nhưng không gồm khối lượng bản thân xe (đây là khái niệm mà nhiều tài xế thường hiểu sai).
Xe bán tải phổ biến ở Việt Nam có khối lượng chuyên chở dưới 1,5 tấn và có 5 chỗ ngồi nên được coi là xe con, tức là không bị cấm khi thấy biển P.106a.
Biển P.106b là cấm xe tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn 2,5 tấn. Tức không phụ thuộc vào khối lượng của xe là bao nhiêu, nếu khối lượng chuyên chở lớn hơn 2,5 tấn thì không được đi vào đường có biển này.
Nếu tổng khối lượng của bản thân xe và hàng hóa lớn hơn 2,5 tấn nhưng khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 2,5 tấn thì xe vẫn được đi vào. Ví dụ, khối lượng xe nặng 3 tấn, khối lượng người và hàng chuyên chở là 2 tấn thì xe vẫn được đi vào đường có biển báo này.